Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên
Dựa trên cấu tạo và vị trí của các cơ quan trong hệ hô hấp, người ta chia ra làm 2 loại: Đường hô hấp dưới (phổi, phế quản, khí quản) và đường hô hấp trên (hầu, họng, xoang mũi, tai, thanh quản).
Như vậy, sự nhiễm trùng tại 2 bộ phận này cũng được tách bạch rõ ràng là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Trong đó, viêm đường hô hấp trên là bệnh lý xảy ra phổ biến hơn cả. Họng, hầu, xoang mũi hay tai đều là những cơ quan tiếp xúc đầu tiên với luồng không khí đi vào cơ thể. Bao gồm cả các yếu tố gây hại. Đó cũng là lý do vì sao, tỷ lệ trẻ mắc viêm đường hô hấp trên là nhiều hơn cả.
Thủ phạm chính gây ra sự tổn thương tại những cơ quan tại đường hô hấp trên đó là vi khuẩn và virus. Cụ thể là: Liên cầu nhóm A, Rhinovirus, Bạch hầu, Virus cúm, Virus Epstein-Barr (EBV), Virus hợp bào hô hấp (RSV),… Những yếu tố ngoại lai này có cơ chế riêng để vượt qua hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt của cơ thể. Một số loại có thể phóng độc tố, số khác lại gây suy yếu hệ miễn dịch.
Những bệnh lý điển hình xảy ra ở đường hô hấp trên bao gồm: Viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm VA, viêm thanh quản,…
Các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp trên
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ là:
- Tiếp xúc thân thể hoặc gần gũi với người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Thời tiết thay đổi, lúc nắng lúc mưa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi
- Không rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh
- Bệnh dịch có thể bùng phát trong môi trường sinh hoạt nhóm trường học hoặc trung tâm giữ trẻ, bệnh viện,…
- Hút thuốc lá thụ động có thể làm giảm sức đề kháng của niêm mạc và phá hủy các lông nao
- Tình trạng suy giảm hệ miễn dịch do khiếm khuyết miễn dịch bẩm sinh
- Các bất thường giải phẫu như chấn thương vùng mặt và đường thở, polyp mũi
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Với các yếu tố gây bệnh kể trên, mẹ đã có giải pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ hiệu quả chưa? Hãy cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia dưới đây nhé!
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để trẻ xâm nhập vào đường hô hấp trên, ủ bệnh và gây viêm nhiễm.
Do đó, với trẻ sơ sinh, mẹ cần mặc cho bé những bộ đồ kín nhưng thoáng gió để tránh ra mồ hôi. Đặc biệt vào mùa lạnh, cần mang vớ, mũ trùm đầu, tránh đưa bé ra ngoài khi không cần thiết.
Với trẻ lớn hơn, nhiệt độ ban đêm thường xuống thấp, mẹ cần giữ ấm chân, tay cho bé khi ngủ. Khi ra ngoài nhớ mang khẩu trang, khăn choàng cổ, mũ, tất để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh việc giữ ấm, mẹ cũng cần đảm bảo cơ thể bé luôn thoáng mát, không bị bí bởi mặc quá nhiều lớp áo.
Giảm tiếp xúc với người nhiễm bệnh
Những bệnh viêm đường hô hấp trên có thể lây lan qua đường tiếp xúc gần. Do đó, mẹ cần giữ trẻ ở khoảng cách an toàn với những người trong nhà có tiền sử viêm đường hô hấp.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên hạn chế đưa trẻ đến nơi có chất lượng không khí không đảm bảo, nhiều khói bụi và hóa chất. Đặc biệt là tránh tiếp xúc với người hút thuốc. Đây đều là tác nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ.
Vệ sinh các đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc
Những đồ vật trẻ tiếp xúc hàng ngày đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Bởi các vi khuẩn, virus trong không khí, chúng có thể trú ngụ tại đây. Khi trẻ chạm hoặc tiếp xúc gần có thể, những tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Do đó, phụ huynh nên vệ sinh thường xuyên không gian nhà ở, bao gồm phòng khách và phòng ngủ của bé. Đặc biệt là các đồ vật, đồ chơi, kệ sách, bàn học,… mà bé thường tiếp xúc.
Ngoài ra, chăn, màn, chiếu,.. mẹ nên giặt giũ định kỳ 2 tháng/lần để đảm bảo nấm mốc không tích tụ tại đây.
Cho bé bú sữa mẹ
Cho bé bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu sau sinh là cách phòng và điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Sữa mẹ vừa đóng vai trò là chất dinh dưỡng, nuôi cơ thể trẻ sơ sinh khi chưa thích nghi được với thức ăn dạng thô. Đồng thời, nó còn chứa nhiều kháng thể giúp gia tăng lực lượng “bảo vệ” của hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ đừng cai sữa bé quá sớm nhé! Các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Bổ sung lượng nước thiết yếu
Viêm đường hô hấp trên khiến trẻ đối mặt với nhiều sự phiền toái. Chẳng hạn như đau rát họng, ngứa họng, ho, nghẹt mũi, sổ mũi,…
Việc bổ sung nước sẽ giúp làm dịu họng, giảm thiếu đờm tích tụ. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp trên còn có dấu hiệu sốt, dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, cho trẻ uống nước đầy đủ là điều cần thiết để phòng và điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em.
Xây dựng thực đơn hợp lý
Cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Các món ăn dành cho bé nên được chế biến đơn giản để đảm bảo dinh dưỡng trong thực phẩm không bị mất đi.
Những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch bao gồm: trái cây, các loại thịt đỏ, hải sản, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và chế phẩm từ sữa.
Khuyến khích trẻ rửa tay
Để là cách phòng ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn, giúp bé tránh được sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai. Trẻ cần được rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đi vệ sinh. Thêm vào đó, trước khi ăn, trẻ cũng cần được nhắc nhở rửa tay.
Vệ sinh mũi, súc miệng họng
Để mũi, họng luôn thông thoáng, giảm sự kết dính của vi khuẩn, virus, mẹ nên nhỏ mũi và cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối. Việc súc miệng nên được thực hiện hàng ngày. Những với vệ sinh mũi, khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi hoặc sổ mũi thì mẹ mới nên thực hiện thường xuyên cho bé.