Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non
Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao… phạm trù phát triển thể chất bao gồm các mặt sau.
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể một cách nhịp nhàng. Trạng thái tâm lý là tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh.
Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc mầm non giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hình giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo. Qua hình thức “Học bằng chơi – chơi mà học” giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động.
Phát triển vận động có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con người, bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo...
Vì vậy cô trò lớp 4 tuổi 2 đã tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thể chất với bài tập vận động: Bật tách-khép chân qua 5 ô. TCVĐ: Đua thuyền
Sau đây là một số hình ảnh của hoạt động:
Trẻ chơi trò chơi đua thuyền