Trò chơi đóng kịch là hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học.
Bằng hình tượng và ngôn ngữ văn học, tác phẩm văn học làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ tình cảm sâu sắc những rung động, mãnh liệt đối với con người và cuộc sống xung quanh. Trẻ mẫu giáo rất ưa những tác phẩm văn học, trẻ thích được nghe những câu truyện, những bài ca có vần điệu. Xuất phát từ những đặc điểm của trò chơi là mô tả, tái hiện lại những hình ảnh của nhân vật, những sự kiện trong tác phẩm cho nên đây cũng chính là những diễn biến của trò chơi sáng tạo.
Tuy nhiên quá trình hoạt động này đồi hỏi ở trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lý, phải tư duy tưởng tượng, tình cảm xúc cảm. Ngoài ra trẻ còn được hoá thân vào các vai chơi để thể hiện tinh thần của tác phẩm mà mình yêu thích.
Trò chơi đóng kịch còn mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn. Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến thức phong phú đa dạng.
Đóng kịch vừa mang tính chất là chơi vừa là hoạt động nghệ thuật, vì thế nó giúp trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho mọi người hình thành tính trách nhiệm ở trẻ.
Vì vậy cô và trò lớp 3 tuổi đã tổ chức tiết dạy đóng kịch cho hoạt động học. Đề tài: "Dạy trẻ tập đóng kịch câu chuyện: Vì sao thỏ cụt đuôi giúp trẻ bước đầu được đóng vai thành các nhân vật trong truyện để hiểu được tính cách từng nhân vật. Qua đó giáo dục trẻ hiểu được luật an toàn giao thông và yêu quý các loài động vật.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động: