Hoạt động góc là một trong những hoạt động hàng ngày, trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức chơi.
Giờ hoạt động góc giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ánh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực tự nguyện và tự tin. Qua đó còn tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống
Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.
Hoạt động góc là một hoạt động không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ chơi trong hoạt động góc là một hoạt động độc lập tự do và tự nguyện của trẻ: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình chơi. Bên cạnh đó, mặc dù chơi góc là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo. Qua đó còn tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống
Dưới đây là hình ảnh hoạt động của các con trong góc:
Cô và trò hát bài hát: "Giờ chơi đến rồi" để ổn định tổ chức
Bé chơi góc phân vai (Bán hàng, mua hàng, trả giá, nấu ăn, pha nước chanh)
Bé chơi ở góc học tập (Trò chơi: Vòng quay chữ số, sắp xếp theo quy tắc, ghép hình, nối đúng số lượng, kể chuyện: Cô mây)
Bé chơi ở góc nghệ thuật (Làm cái nón)
Bé chơi ở góc xây dựng (Xây bể bơi)