Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân những hoạt động trong ngành giáo dục của Việt Nam. Tại sao lại có ngày này và tại Việt Nam người ta thường có hoạt động nào để kỷ niệm?
1Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
Tháng 7 năm 1946 là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Trong sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa Ba Lan từ ngày 26 - 30/08/1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Và vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.
* Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu được xem là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ. Đây cũng là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô của mình bằng các bó hoa hay, các lá thư mang lời hay ý đẹp, các bài múa hát để gửi tặng các thầy, các cô.
Ngoài ra, đây cũng là thời gian ban ngành giáo dục nhìn lại và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến trong dạy và học.