Ngày lễ 30/4 và 1/5 là hai ngày lễ lớn trong năm, được nhiều người quan tâm. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của 2 ngày lễ này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Ý nghĩa và nguồn gốc ngày lễ 30/4
Ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính thức kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.
Hàng năm vào ngày này, người dân sẽ có dịp nhìn lại một hình ảnh hào hùng rất quen thuộc, đó là hình ảnh chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.
Ngày 30/4/1945
Đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó để ghi nhớ công ơn to lớn của vị cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh, Sài Gòn bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.
Xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975
Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, chứng minh cho sức mạnh đoàn kết, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của ông cha ta.
Đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh của biết bao đồng bào dân tộc đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do và phát triển như ngày nay.
Không chỉ giải cứu đất nước khỏi ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, mà chiến thắng này còn cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên các quốc gia khác.
Tham khảo những lời chúc ngày 30/4 hay, ý nghĩa để ghi nhớ công ơn của cha anh những người đổ máu vì độc lập và thống nhất đất nước
Ngày 1/5 là ngày lễ quốc tế của tầng lớp nhân dân lao động, bắt nguồn từ những cuộc xung đột giữa chủ và công nhân trong thời kỳ lớn mạnh của các quốc gia tư bản chủ nghĩa (vào nửa cuối thế kỉ 19). Lúc bấy giờ, sản xuất công nghiệp tại các nước này tăng mạnh, kéo theo đó là sự bóc lột nặng nề lên công nhân lao động.
Để bảo vệ quyền lợi của mình và yêu cầu quyền làm việc tối đa 8 giờ/ngày, vào ngày 1/5/1886 phần lớn công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công. Hoạt động này đã liên tiếp bị đàn áp nặng nề bằng các hình thức như đuổi việc, tấn công vũ lực,…và gây nên sự kiện thảm sát Haymarket tại Chicago, Mỹ. Nhưng sau cùng, công cuộc đấu tranh của họ đã thành công và những yêu cầu của họ cũng được chấp thuận.
Ngày Quốc tế lao động 1/5
Sau này, ngày 1/5 chính thức được Quốc tế Cộng sản II lấy làm ngày kỷ niệm, biểu dương lực lượng và cuộc đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Ngoài ra, tại Việt Nam ngày 1/5 còn là ngày kỷ niệm phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, đánh dấu sự giành lại độc lập - tự do - dân chủ, cũng như những quyền lợi về kinh tế – xã hội.
Ngày 1/5/1886
Ngày 1/5 là ngày biểu dương những công lao đấu tranh quyết liệt của lực lượng lao động cho nền hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Lao động 1/5 còn mang ý nghĩa tạo động lực cho công nhân, nông dân cả nước, biểu dương tinh thần đoàn kết cách mạng với công dân quốc tế.
Ý nghĩa của ngày 1 tháng 5